Như đã nói ở bài viết trước về tầm quan trọng của Các bước cần thực hiện trước khi xây nhà, trong đó việc tính toán chi phí dự kiến là quan trọng nhất, nó giúp cho bạn hoạch định được kế hoạch tài chính, lộ trình chi tiêu từng hạng mục và từ đó có thể lựa chọn được phương án xây nhà tối ưu nhất phù hợp với mong muốn của mình.
Ngôi nhà vừa là tổ ấm, vừa là thành quả làm việc của một đời người, một khoản đầu tư rất lớn, nên việc biết cách tính toán chi phí trước khi thực hiện là điều cần thiết. Nó giúp bạn tránh trường hợp rỗng túi, phải vay nợ sau khi xây.
Trong quá trình làm việc, MKB đã đúc rút được một số kinh nghiệm và cùng với các kiến thức học hỏi được, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cách tính đơn giản khái toán chi phí xây dựng năm 2023 để bạn tham khảo trước khi quyết định xây nhà.
Khái toán xây dựng là gì?
Có lẽ nó còn là một khái niệm khá mới mẻ với mọi người nhưng MKB sẽ đem tới cách hiểu đơn giản nhất cho bạn. Khái toán xây dựng là phần tổng chi phí xây dựng dự kiến để hoàn thành các công việc liên quan đến xây dựng bao gồm:
- Chi phí xây dựng: Phần thô + phần hoàn thiện + phần nội thất
- Chi phí thiết kế, giám sát (nếu có)
- Chi phí cấp phép, các khoản thuế xây dựng
- Các chi phí khác (đấu nối điện nước, thuê nhà để ở trong quá trình xây dựng, dự phòng tăng giá vật tư…)
Cụ thể từng chi phí ra sao?
Bây giờ, chúng ta đi chi tiết cho từng chi phí
Chi phí xây dựng
- Đây là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí, khoảng 95% chi phí của bạn để hoàn thiện được ngôi nhà.
Chi phí xây dựng được chia làm 3 phần:
Chi phí xây dựng phần thô
Theo định nghĩa của MKB, chi phí xây dựng phần thô bao gồm các hạng mục:
- Phần cọc (cọc khoan nhồi, cọc ép…)
- Phần móng (Móng băng 1 phương, 2 phương, móng cốc, móng bè….), việc lựa chọn phương án móng dựa trên các yếu tố địa chất, tải trọng phần thân và ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí, tuy nhiên trong nội dung ví dụ tính toán sau đây chúng tôi tạm tính móng băng 2 phương là loại móng phổ biến ở khu vực miền Bắc.
- Phần thân (cột, dầm, sàn…)
- Phần tường xây
- Phần ống cấp thoát nước, ống ghen điện.
- Phần trát tường trong ngoài nhà.
=> Thông thường, giá trị xây thô chiếm khoảng 60% giá trị xây nhà.
Chi phí phần hoàn thiện
- Phần hoàn thiện có biên độ chi phí rất cao tùy thuộc vào mức độ lựa chọn vật liệu của bạn, ở đây chúng tôi đề cập đến mức độ vật liệu ở mức khá (Gạch ốp lát của các hãng có thương hiệu trong nước như Đồng Tâm, Viglacera, Vitto, Prime.., Sơn Dulux, Jotun, Kova, TB điện Panasonic, dây Trần Phú, Cadisun… TBVS Inax, Toto, cửa nhôm Xingfa nhập khẩu…)
Chi phí nội thất
- Bao gồm các hạng mục như bàn, ghế, sofa, tủ bếp, vách trang trí, đồ gia dụng, thiết bị điện từ. Phần nội thất này cũng rất đa dạng, nên khoảng giá cũng dao động tương đối lớn. Các bạn có thể lựa chọn từ gỗ công nghiệp đến gỗ thịt hoặc một số vật liệu thân thiện với môi trường, vật liệu có tính chống thấm, chống cong vênh như Composite…
Chi phí thiết kế
- Phần thiết kế là phần rất quan trọng trong việc xây nhà hiện nay, đảm bảo được tính thẩm mỹ, an toàn, bền vững và giúp việc quản lý chi phí thuận lợi hơn.
- Chi phí thiết kế dao động từ 3-5% tổng giá trị phần xây dựng hoặc bạn có thể tính cụ thể theo m2, giá dao động từ 100k-500k/m2.
Chi phí cấp phép và thuế xây dựng
- Chi phí xin cấp phép theo quy định của nhà nước, phần này chiếm khoảng 1-1,5% tổng chi phí xây dựng.
Các chi phí khác
- Đấu nối điện nước, thuê nhà để ở trong quá trình xây dựng, dự phòng tăng giá vật tư…)- Chiếm khoảng 1%.
=> Tổng các chi phí trên bạn sẽ có được chi phí dự kiến xây dựng nhà.
Ví dụ
Thông số
Cách tính chi phí xây dựng cho nhà lô phố có các thông số như sau:
– Chiều dài nhà 15m
– Chiều rộng nhà 5m
– Số tầng: 04 tầng + 01 tum
– Mái tum trước có mái tôn
– Móng băng 2 phương
– Ban công đua từ tầng 2 – 1,2m
– Không có thang máy, không hầm.
– Vị trí dễ thi công (mặt phố lớn)
B1: Tính diện tích xây dựng
– Tầng 1: 15×5 = 75m2
– Tầng 2: (15+1.2)x5=81m2
– Tầng 3: (15+1.2)x5=81m2
– Tầng 4: (15+1.2)x5=81m2
– Tầng Tum: 3×5=15m2
– Phần móng: 75×0.5 = 37.5m2 (móng băng 2 phương – hệ số 0.5 x diện tích tầng 1)
– Phần sân trước có mái tôn + lát gạch chống trơn: 6x5x0.7=21m2 (phần diện tích có mái tôn + lát gạch chống trơn, xây be thành 90cm hệ số 0.7)
– Phần sân sau không có mái tôn- lát gạch chống trơn: 6×5*0.3 = 9m2
– Phần mái tum có lát gạch chống nóng: 15*0.3= 4.5m2
=> Cộng tổng các diện tích trên : 405m2 (Diện tích xây dựng)
B2: Đơn giá xây dựng MKB 2023
– Phần thô: 3.750.000 đ/m2
– Phần hoàn thiện: 2.650.000đ/m2
=> Tổng đơn giá (phần thô + hoàn thiện): 6.400.000đ/m2
B3. Tính chi phí
– Phần thô: 405x 3.750.000 = 1.518.750.000 đ
– Phần hoàn thiện: 405x 2.650.000 = 1.073.250.000đ
=> Tổng đơn giá (phần thô + hoàn thiện : 2.592.000.000đ
Như vậy với quy mô công trình như ở trên, bạn đã tính toán sơ bộ được khái toán trước khi xây dựng nhà.
Việc khái toán này giúp bạn hình dung và lên kế hoạch xây dựng, cụ thể việc triển khai chi tiết sẽ được đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư MKB thực hiện trong quá trình triển khai hồ sơ thiết kế, tính toán chi phí chi tiết dựa trên việc bóc tách khối lượng, đơn giá của từng nội dung công việc để tiện cho việc ký kết hợp đồng, nghiệm thu khối lượng và quyết toán công trình sau này.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến kinh nghiệm khi xây nhà, các tính toán chi phí hoặc tham khảo các mẫu thiết kế nhà đẹp, bạn có thể liên hệ theo số hotline: 0984.338.118 hoặc truy cập website: mkbvietnam.com.vn và xaynhatrongoimienbac.com, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến xây nhà.
Ngôi nhà là nơi để thư giãn sau những ngày đầy mệt mỏi, là nơi bạn cảm thấy được thả lỏng, được yêu thương đong đầy. MKB với tiêu chí làm việc nhà không chỉ xây từ gạch, vữa, bê tông cốt thép mà còn được chúng tôi xây dựng từ Tâm, Tầm, Trí, Tín, chúng tôi luôn sẵn lòng bên cạnh nâng tầm cuộc sống cho bạn và gia đình. Hãy gửi bài viết này tới bạn bè, người nhà của bạn để họ có thể nắm rõ thông tin bổ ích hơn nha. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. MKB xin chúc quý khách sẽ xây được một ngôi nhà như ý!